Phòng khám thẩm mỹ Sài Gòn Gen Z- địa chỉ làm đẹp uy tín, chất lượng
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.Giải PES Báo Thanh Niên mở rộng 2023: Nổ tung với 'Siêu kinh điển' và 'Derby'
Chiều nay 25.2, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đã ký ban hành công văn gửi Sở Y tế tỉnh Cà Mau về xử lý sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, theo chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Bộ Y tế.Trước đó, ngày 24.2, một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải bài viết Bé trai 1 ngày tuổi bị sốc phản vệ rồi tử vong sau khi tiêm thuốc dự phòng giang mai tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau. Với sự cố nêu trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhận định, đây là tai biến y khoa. Vì vậy, đề nghị bệnh viện thực hiện các quy định chuyên môn của luật Khám bệnh, chữa bệnh để kết luận, xác định người hành nghề có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật, làm cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có).Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế Cà Mau, Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Cà Mau liên hệ, tổ chức gặp gỡ động viên, chia sẻ đối với gia đình người bệnh; phối hợp với cơ quan bảo hiểm và các đơn vị liên quan có phương án giải quyết hợp tình, hợp lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bệnh cũng như người hành nghề và bệnh viện. Đồng thời, khẩn trương thành lập hội đồng chuyên môn rà soát tất cả các quy trình kỹ thuật chuyên môn, quy trình chăm sóc đã thực hiện trên người bệnh từ lúc nhập viện đến khi xảy ra tai biến gây tử vong, đặc biệt trong chẩn đoán xác định và chỉ định điều trị giang mai bẩm sinh theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai đã được Bộ Y tế ban hành. Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị sở y tế, bệnh viện rút kinh nghiệm sâu sắc, rà soát, củng cố, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế về hoạt động cải tiến chất lượng, an toàn người bệnh và phòng ngừa sự cố y khoa. Sở Y tế Cà Mau cần khẩn trương triển khai các nội dung trên và cập nhật báo cáo đầy đủ và kết luận của hội đồng chuyên môn về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 28.2.
Ông Trần Bảo Minh, Phó chủ tịch HĐQT Nutifood: Rất nhiều doanh nghiệp thực sự muốn đóng góp cho đất nước
Phát biểu tại Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển nhìn từ Quảng Ninh ngày 1.4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khẳng định nghề nuôi biển có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu áp lực khai thác tự nhiên, gia tăng giá trị đại dương, đa dạng sinh học, phát triển bền vững.
Giá vàng vừa trải qua một tuần đầy kịch tính khi lập đỉnh vào đầu tuần và liên tiếp giảm mạnh những ngày cuối tuần. Hôm nay 3.3, giá vàng thế giới tăng 14 USD/ounce, lên 2.872 USD/ounce, song vẫn cách khá xa mức đỉnh 2.956 USD/ounce lập ngày 24.2.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, tuần qua giá vàng giảm mạnh sau khi đạt đỉnh 2.956 USD/ounce, chủ yếu do giới đầu tư quốc tế chốt lời. Trước đó khoảng 6 - 7 tuần, giá vàng liên tục tăng mạnh, xuất phát từ bối cảnh các quyết định của Tổng thống mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế vào hàng hóa của nhiều quốc gia, điển hình như Trung Quốc, Mexico, Canada."Nhà đầu tư sợ rủi ro nên tăng tốc mua vào. Khi giá vàng đạt đỉnh, các tin tức cũng cơ bản được tiêu thụ xong, giới đầu tư quốc tế chốt lời dẫn tới giá vàng giảm mạnh. Trong tháng 3, giới đầu tư đang trông ngóng các yếu tố khác như động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về cắt giảm lãi suất.Khả năng cao trước mắt giá vàng thế giới vẫn chịu áp lực suy giảm. Dự báo trong tháng 3, giá vàng có khả năng điều chỉnh giảm xuống dưới 2.800 USD/ounce, trước khi bật tăng trở lại", ông Phương nói.Vị chuyên gia chia sẻ, thời gian tới vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ cho vàng như tương lai chiến tranh Nga - Ukraine chưa rõ ràng; câu chuyện thuế quan mà Mỹ áp cho hàng hóa các nước vẫn phức tạp; động thái gom mua vàng của các ngân hàng T.Ư..."Chính sách điều hành của ông Trump sẽ tiếp tục tạo nhiều căng thẳng trên thị trường tài chính. Bởi vậy sau nhịp giảm, giá vàng sẽ có lúc tăng, lúc giảm nhưng đà chung là tăng. Giá vàng có thể tăng cao nhất lên khoảng 3.100 USD/ounce trong năm nay, xuất hiện khoảng cuối quý 2, chậm nhất là trong quý 3", ông Phương dự báo.Theo chuyên gia vàng Dương Anh Vũ, thời gian qua, thông tin về thuế quan của Mỹ đã phản ánh vào vàng rõ nét. Sắp tới, thị trường sẽ có phản ứng "lờn" hơn đối với những thông tin liên quan đến thuế. Thông tin cần theo dõi hiện nay là lãi suất của các ngân hàng T.Ư như thế nào. Lạm phát ở Mỹ tăng lên thì khả năng Fed chưa vội giảm lãi suất, điều này gây bất lợi cho vàng. Nhìn nhận hiện vàng đang trong vùng nhạy cảm, giá vàng trong nước chỉ mới giảm nhẹ, ông Vũ khuyến nghị ngưng mua vào.Khẳng định giá vàng trong nước chắc chắn sẽ biến động theo giá vàng thế giới, song ông Phương lưu ý, giá vàng thế giới biến động rất nhanh, trong khi giá vàng trong nước luôn có độ trễ khoảng 2 tuần so với giá vàng thế giới.Ví dụ, thời gian qua, giá vàng thế giới có lúc liên tục tăng, tổng đợt tăng khoảng 200 USD/ounce, nhưng giá vàng trong nước tăng rất chậm. Thậm chí, có thời điểm giá vàng trong nước giảm dù giá vàng thế giới đang tăng, vì lực bán trong nước nhiều. Cá biệt, có lúc giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới khoảng 500.000 - 600.000 đồng/lượng.Tuần qua, giá vàng thế giới giảm sâu, nhưng giá vàng trong nước suy giảm khá nhẹ. Lẽ ra phải giảm 2 triệu đồng/lượng mới là cùng nhịp, thực tế lại chỉ giảm khoảng 500.000 - 600.000 đồng/lượng. Dự báo, khoảng 2 tuần tới giá vàng trong nước sẽ bắt nhịp giảm giá rõ ràng hơn.Từ những phân tích trên, ông Phương đưa ra lời khuyên: "Nhà đầu tư trong nước nên kiên nhẫn chờ thêm để mua được vàng với vùng giá tốt, tỷ suất sinh lời cao hơn. Đầu tư cũng nên chia tỷ lệ khoảng 60% vào vàng, còn lại đầu tư các kênh khác như gửi tiết kiệm hay chứng khoán... Cả năm nay, vàng vẫn là kênh đầu tư tiềm năng nhưng chắc chắn không thể bằng năm trước".Theo Thông báo 65/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, tại cuộc họp của ban chỉ đạo về công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá năm 2025, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp quản lý vàng hiệu quả, phù hợp, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, công khai, minh bạch.Cùng đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng.
5 lầm tưởng chết người về viêm màng não do não mô cầu
Gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng về chuyện dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh vì "quá mắc, không thể nhịn được" thì có bị CSGT phạt nguội không? Một số người rơi vào tình huống này, khi nhận thông báo phạt nguội cũng bất ngờ, nhưng không biết phải chứng minh, giải thích với CSGT thế nào để xóa lỗi.Năm 2024, anh H.L đăng ảnh bị phạt nguội 11 triệu đồng vì dừng xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định. Hình ảnh chụp từ camera giám sát cho thấy, xe ô tô của gia đình anh dừng ở làn khẩn cấp, người đàn ông phía trước xe đang đi vệ sinh. Tình huống éo le này khiến nhiều người lái xe thắc mắc: "Mắc đi vệ sinh nên dừng vào làn khẩn cấp trên cao tốc để giải quyết tốn ngay 11 củ. Vậy ví dụ buồn ngủ thì vẫn phải cố chạy hả các bác? Làn khẩn cấp chỉ khi xe hỏng mới được dùng hay sao? Nhu cầu sinh lý cơ bản này cũng khẩn cấp mà", tài khoản N.X.D nêu ý kiến. Những người hay lái xe đường dài cũng rất hoang mang. Mới đây, anh Minh Sơn (ngụ TP.HCM) chở con về miền Tây thăm người thân. Đang di chuyển trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, con gái 5 tuổi nói "mắc đi vệ sinh không chịu được", anh phải mở đèn nháy, dừng vào làn khẩn cấp để con gái đi vệ sinh. "Ở nhà tôi cũng dặn con đi vệ sinh trước khi lên xe, nhưng lên xe đi được một đoạn thì bé nói mắc đi vệ sinh, không nhịn được. Tôi cũng lo lắng nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm nên tấp vào dừng", anh Sơn nói.Trường hợp của anh Trường Giang (ngụ Khánh Hòa) cũng éo le không kém, vừa qua, anh Giang chở cháu 7 tháng tuổi trên xe gia đình di chuyển từ TP.HCM về Khánh Hòa trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.Đang trên cao tốc, cháu nhỏ khóc ngặt nghẽo vì không quen đi xe, người trên xe thay phiên nhau dỗ không được, anh Giang phải bật cảnh báo, tấp vào làn dừng khẩn cấp để người lớn bế cháu bé xuống xe, hít thở 5 phút, bé mới nín khóc và gia đình tiếp tục hành trình.Anh Giang nói: "Để cháu khóc quá lâu thì có thể xảy ra vấn đề sức khỏe nên nhà tôi rất lo, buộc phải dừng xe. Tình huống này tôi cũng không biết là có bị CSGT phạt nguội hay không".Luật sư (LS) Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn LS TP.HCM cho biết, theo quy định tại Điều 26 luật trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.Điều này có nghĩa, thông thường làn dừng khẩn cấp không dùng để dừng đỗ xe, trừ các trường hợp nêu trên hoặc cho phép xe ưu tiên di chuyển trên làn này.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Có. Đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết. Nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm cho sức khỏeKhông. Dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc để đi vệ sinh là không phù hợp, cần chủ động sức khỏe trước khi lên cao tốc.Như vậy, nếu xe gặp sự cố kỹ thuật thì có thể dừng ở làn khẩn cấp, trường hợp xe gặp sự cố mà không thể di chuyển được thì có thể dừng ngay trên làn xe đang lưu thông và có cảnh báo từ xa. Việc này là khá rõ ràng bởi nó xảy ra ngoài ý muốn, không đảm bảo cho xe tiếp tục di chuyển, vì có thể gây hậu quả cho chính người trên xe hoặc người tham gia giao thông khác.Bên cạnh đó, theo LS Lê Trung Phát, yếu tố "bất khả kháng khác" hiện chưa có quy định cụ thể là gì. Như vậy, bất khả kháng trong trường hợp này, được hiểu không phải là yếu tố kỹ thuật xe mà là các yếu tố liên quan đến con người trên xe hoặc điều kiện thực tế tự nhiên (ví như sương mù, khói bụi khiến tài xế không thể quan sát để tiếp tục di chuyển...).Thực tế, nhiều tuyến cao tốc chưa bố trí được các trạm dừng chân để người dân có thể nghỉ ngơi sau thời gian di chuyển, bảo đảm sức khỏe, vệ sinh cá nhân và một số nhu cầu khác, dẫn đến nhiều trường hợp phải dừng xe để ngủ, để vệ sinh cá nhân. Nhưng những việc này, có được xem là sự kiện bất khả kháng hay không? LS Phát phân tích, đối chiếu với quy định tại điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc buồn ngủ, đi vệ sinh không được xem là sự kiện bất khả kháng. Vì sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Như vậy, buồn ngủ là có thể lường trước được, người lái xe phải biết kiểm soát sức khỏe của mình khi lái xe, biết lái xe thời gian nào là thời gian chúng ta buồn ngủ và cần phải tránh hoặc hạn chế lái vào thời gian đó. Đi vệ sinh cá nhân cũng vậy, thông thường, thì trong khoảng thời gian 2 tiếng di chuyển, đã có điểm dừng chân để vệ sinh cá nhân trên đường hoặc các nút ra trên cao tốc để về đường dân sinh sẽ có chỗ vệ sinh, nên xem vệ sinh cá nhân là bất khả kháng cũng chưa thuyết phục."Thế nhưng, hiểu như vậy, liệu có cào bằng và máy móc? Ví như trên xe có trẻ con, thì việc kiểm soát vệ sinh cá nhân cho các trẻ là rất khó. Nếu người lớn không đáp ứng, chúng có thể la khóc trên xe, sẽ làm ảnh hưởng đến tài xế và người trên xe. Do đó, dừng xe ở làn khẩn cấp trong tình huống này rất có thể sẽ xảy ra và cần xem xét nó như trường hợp bất khả kháng khác", LS Phát nêu ý kiến.